Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 22:08

Tham khảo
Bốn đảo lớn của Nhật Bản: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Vị trí địa lí của Nhật Bản:

+ Nhật Bản là một quốc đảo, diện tích khoảng 378 nghìn km2, nằm phía đông châu Á, kéo dài từ 20°25’B - 45°33’B và từ 123°Đ - 154°Đ. Bao gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu) và hàng nghìn đảo nhỏ, trải dài theo vòng cung dài khoảng 3800 km.

+ Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, gần Liên bang Nga và Trung Quốc là 2 nền kinh tế lớn trên thế giới.

+ Nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương” nên thường xuyên có động đất, sóng thần, núi lửa.

Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản:

+ Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho Nhật Bản giao thương, mở rộng các mối liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển mạnh các ngành kinh tế biển.

+ Thường xuyên gặp thiên tai nên gây những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 7 2023 lúc 18:26

Tham khảo

 

- Yêu cầu số 1: Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

+ Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm trên Thái Bình Dương, ở phía đông của châu Á, có diện tích đất khoảng 378000 km2.

+ Lãnh thổ kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 45°B và từ khoảng kinh độ 123°Đ đến kinh độ 154°Đ.

+ Quần đảo Nhật Bản có hình vòng cung dài khoảng 3800 km, gồm 4 đảo lớn là: Hốc-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ khác.

+ Lãnh thổ Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản, phía bắc giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế rộng, đường bờ biển dài khoảng 29000 km.

+ Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Yêu cầu số 2: Ảnh hưởng

+ Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên Nhật Bản phân hóa khá đa dạng.

+ Vị trí giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, giao thương với các nước bằng đường biển. Đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạnh nên Nhật Bản có nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi xây dựng các cảng biển. Tuy nhiên, do lãnh thổ là các đảo nên việc đi lại giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

+ Ngoài ra, lãnh thổ Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuất hiện các hiện tượng núi lửa, động đất và sóng thần, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế,....

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 15:22

- Trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.

Vị trí địa lí:

- Nằm ở phía đông nam châu Á, trong khu vực nội chí tuyến.

- Phía bắc giáp khu vực Đông Á, phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp Ô-xtray-li-a và Ấn Độ Dương.

- Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi giao thoa của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng.

Phạm vi lãnh thổ:

- Kéo dài từ 10 độ N đến 28 độ B và 92 độ Đông đến 152 độ Đông.

- Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp

- Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Thuận lợi:

- Có nguồn tài nguyên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.

- Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hoá từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.

- Có vị trí địa - chính trị quan trọng, là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn khiến khu vực có nền văn hoá đa dạng và đặc sắc.

Khó khăn: 

- Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...

- Sự đa dạng về văn hóa gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 11 2023 lúc 15:34

Tham khảo!

Các quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc, gồm: Mông Cổ, Liên bang Nga, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Việt Nam, Mi-an-ma, Lào, Ấn Độ, Bu-tan, Nê-pan, Áp-ga-ni-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gu-xtan, Ca-dắc-xtan.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:06

Tham khảo!

* Yêu cầu số 1: xác định vị trí Địa lí và lãnh thổ khu vực Mỹ Latinh

- Vị trí Địa lí:

+ Mỹ Latinh là bộ phận của châu Mỹ, nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác.

+ Phía bắc giáp với Hoa Kỳ; phía phía đông giáp Đại Tây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương và phía nam giáp Nam Đại Dương.

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Mỹ Latinh là khu vực rộng lớn, có diện tích khoảng 20 triệu km2, bao gồm: Mê-hi-cô, các quốc đảo vùng biển Ca-ri-bê, các quốc gia ở eo đất Trung Mỹ và toàn bộ Nam Mỹ.

+ Khu vực Mỹ Latinh kéo dài từ khoảng vĩ độ 33o32’B đến vĩ độ 53o53’N.

* Yêu cầu số 2: Phân tích ảnh hưởng

- Phạm vi lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ độ nên thiên nhiên phân hóa đa dạng.

- Mỹ Latinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác nên sau cuộc phát kiến địa lý ở thế kỷ XV, nhiều đợt nhập cư khai phá “ Tân thế giới” đã làm cho thành phần dân cư, xã hội nơi đây rất đa dạng.

- Nhờ tiếp giáp với Hoa Kỳ và các biển, đại dương lớn, nên khu vực Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để: thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế; tăng cường hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;

- Việc xây dựng kênh đào Pa-na-ma đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 7 2023 lúc 13:52

Tham khảo

+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, là vùng đất cuối cùng ở phía nam châu Phi;

+ Lãnh thổ phần đất liền trải dài theo chiều vĩ tuyến từ khoảng vĩ độ 22°N đến gần vĩ độ 35°N và theo chiều kinh tuyến từ khoảng kinh độ 17°Đ đến kinh độ 33°Đ.

+ Có chung biên giới với 6 quốc gia là Na-mi-bi-a, Bốt-xoa-na, Dim-ba-bu-ê, Mô-dăm-bích, E-xoa-ti-ni, Lê-xô-thô và tiếp giáp hai đại dương là: Tây Dương và Ấn Độ Dương.

+ Án ngữ con đường biển quan trọng giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
violet.
20 tháng 7 2023 lúc 9:34

Tham khảo:

Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh

- Phạm vi lãnh thổ

+ Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2;

+ Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

- Vị trí địa lí:

+ Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.

+ Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:56

Tham khảo!

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Là quốc gia có diện tích rộng lớn nhất thế giới (khoảng 17 triệu km2). Lãnh thổ bao gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu và khu vực Bắc Á cùng phần lãnh thổ Ca-li-nin-grát, nằm biệt lập ở phía tây giữa Ba Lan và Lít-va.

+ Phần đất liền trải dài từ khoảng vĩ độ 41°B đến vì độ 77° B và từ khoảng kinh độ 169°T, đến kinh đô 27° Đ.

+ Đất liền trải dài trên nhiều múi giờ và nhiều đới khí hậu.

- Vị trí địa lí:

+ Nằm trên cả hai châu lục (châu Á và châu Âu).

+ Tiếp giáp với rất nhiều quốc gia (14 quốc gia) ở phía tây và phía nam; tiếp giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc; Thái Bình Dương ở phía đông, với nhiều biển như: Cara, Baren, Ôkhốt,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 1:14

Tham khảo
- Vị trí địa lí

+ Diện tích khoảng 1,2 triệu km2, nằm phía nam châu Phi, nằm hoàn toàn trong vòng bán cầu nam.

+ Phần đất liền trải dài từ 22°N - 35°N và từ 17°Đ - 33°Đ.

+ Giáp với các quốc gia: Na-mi-bi-a, Bốt-xoa-na, Dim-ba-bu-ê, Mô-dăm-bích, E-xoa-ti-ni và bao quanh toàn bộ đất nước Lê-xô-thô.

+ Giáp 2 đại dương lớn là Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, án ngữ con đường biển quan trọng giữa 2 đại dương này qua mũi Hảo Vọng.

- Ảnh hưởng+ Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho Cộng hòa Nam Phi giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế, phát triển các ngành kinh tế biển, đặc biệt là giao thông hàng hải và khai thác hải sản.

Bình luận (0)